Thực trạng và Xu hướng ngành Logistics Việt Nam
Việt nam được đánh giá là Quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, điển hình năm 2020 GDP tăng trưởng 2.85%, tiếp đến năm 2021 mặc dù trong thời kỳ đại dịch Covid 19 bùng phát tuy nhiên GDP vẫn giữ được mức tăng trưởng 2.58% nhờ duy trì hoạt động xuất khẩu. Như vậy có thể thấy ngành Logistics hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển này. Để có cái nhìn tổng quan ngành Logistics Việt Nam, hãycùng Eurorack xem tiếp phần dưới đây.
Mời bạn xem thêm: Bài học đắt giá từ vụ cháy kho hàng gia dụng SUNHOUSE Miền Nam

Đánh giá thực trạng ngànhLogistics Việt Nam
Thực trạng ngành Logistic được đánh giá dưới nhiều khía cạnh khác nhau:
Xếp hạng ngành:
Theo nhận định năm 2021 của Ngân hàng thế giới, Việt nam đang xếp vị trí thứ 58/165 nước có sự tăng trưởng trong ngành Logistic và đứng thứ 4 khối ASEAN chỉ sau Thái lan, Malaysia và Singapore. Có thể thấy ngành dịch vụ này của Việt Nam đang có sự phát triển và ổn định.
Khối lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành:
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng hơn 2000 nghìn doanh nghiệp tham gia vào ngành Logistics và chỉ hoạt động trong nước. Khoảng hơn 20 doanh nghiệp vận tải xuyên quốc gia như: Gemadept, Expeditors, Transimex, Bee Logistics, FedEx,DHL.v.v.
Trong đó phần lớn doanh nghiệp Logistics Việt nam chỉ hoạt động trong nước, có quy mô vừa và nhỏ chiếm 92%. Trong khi các công ty nước ngoài có quy mô lớn hoạt động toàn cầu chỉ chiếm 8%. Do bị hạn chế về quy mô do đó các doanh nghiệp khó có thể chiếm một vị thế cao hơn trong tương lai.
Chi phí dịch vụ
Chi phí cho dịch vụ vận tải của Việt Nam xấp xỉ 28% GDP, xét về mặt bằng chung của thế giới thì chi phí Logistic chỉ ở khoảng 15% GDP. Bên cạnh đó theo báo cáo của một số doanh nghiệp Việt chi chí này đang nắm giữ 35-45% trong quyết định giá thành sản phẩm.
Như vậy có thể thấy yếu tố về chi phí dịch vụ Logistics của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Đây là bài toán yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải tháo gỡ để từ đó mới có thể tăng khả năng cạnh tranh.

Xu hướng phát triển ngành Logistics
Đứng trước nguy cơ sụp đổ của một số doanh nghiệp gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế nước nhà bởi đại dịch Covid 19, những người làm kinh doanh dịch vụ vận tải Logistic cũng một phần nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề số hóa và có tầm nhìn về thương mại điện tử.
Do đó đây sẽ là ngành phát triển bền vững trong tương lai, lẫn về mặt kinh tế của quốc gia và mở ra thị trường lao động rộng lớn. Ngoài ra giúp cho việc giao thương giữa các quốc gia trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Giải pháp nâng cao dịch vụ ngành Logistic Việt nam
Bên cạnh việc duy trì và phát triển những ưu thế, các doanh nghiệp cần có những đề xuất và giải pháp nhằm đưa lĩnh vực Logistics Việt lên tầm cao mới.
· Cần sự ủng hộ và hỗ trợ của nhà nước về chính sách để thúc đẩy sự phát triển ngành: tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn nhà nước để có thể xây dựng cơ sở Logistics lớn của quốc gia.
· Đồng bộ cơ sở hạ tầng về giao thông để đảm bảo phía gửi và phía nhận có thể linh hoạt sử dụng dịch vụ đối với từng loại mặt hàng khác nhau theo từng thời điểm.
· Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về đầu tư nước ngoài bằng cách tham gia tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm tầm cỡ quốc tế về ngành.và tăng khả năng hội nhập với thị trường quốc tế bằng cách xúc tiến thương mại,công bố và mở rộng dịch vụ cho thuê ngoài.
· Hầu hết các đơn vị logistics Việt Nam rỗng chuyến chiều về do đó gây tổn thất về mặt thời gian cũng như chi phí. Việc chủ động đầu tư ở nước sở tại cũng là giải pháp tối ưu vận tải cho doanh nghiệp.
· Ngoài ra việc quản trị chuỗi cung ứng cũng góp phần không kém, nó thúc đẩy quá trình hoạt động và kết nối các bộ phận lại với nhau như: Logistic, tiếp thị, bán hàng, tài chính, .v.v. Từ đó làm tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là góc nhìn về thực trạng và xu hướng ngành Logistics Việt Nam. Trên thực tế, để quản trị hoạt động Logistics hiệu quả cần quá trình đầu tư nghiêm túc đến từ mọi hoạt động liên quan đến quản lý hàng hóa. Trong đó, tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hoàn chỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tại đó, hàng hóa không chỉ được ghi nhận hiệu quả về mặt an toàn chất lượng, hay sự tối ưu trên mặt số lượng đảm bảo nguồn cung được vận hành trên tru. Mà đó còn là sự cam kết cho hoạt động xuất nhập hàng nhanh, rút ngắn thời gian hoàn thành đơn đặt hàng.
>>> Xem thêm: Các mẫu kệ kho hàng tổ chức không gian lưu trữ tốt nhất hiện nay
Hy vọng bài viết mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn!